atv610

Chương trình khuyến mại Biến Tần ATV610 Schneider

Tháng 7 năm nay, công ty cổ phần công nghệ Hợp Long tung ra chương trình khuyến mại KHỦNG nhất.

GIẢM THÊM 10% TRÊN GIÁ BÁN đối với tất cả các đơn hàng áp dụng cho biến tần ATV610 Schneider.

Ngay tại bây giờ, Quý khách có thể đặt hàng để nhận được mức giá khuyến mại khủng nhất trong năm nay. Hàng có sẵn tại HOPLONGTECH với số lượng cực lớn.

Dưới đây là một số hình ảnh stock Kho SCHNEIDER tại HOPLONG:

Quý khách cần hỗ trợ xin vui lòng liên hệ:

  • Mr Khoa – 098 454 9811 – Chuyên gia cao cấp Schneider Electric Hợp Long.
  • Mr Long – 096 769 7266 – NVKD phụ trách Schneider.
  • Mr Thành – 0167 266 6542 – Hỗ trợ kĩ thuật và cài đặt

Hoặc qua số HOTLINE: 1900.6536 (24/7).

Chúng tôi sẵn sàng phục vụ quý khách.

 

Biến tần Schneider là thiết bị biến đổi dòng điện xoay chiều ở tần số này thành dòng điện xoay chiều ở tần số khác có thể điều chỉnh được.

Hiện nay, dòng sản phẩm Biến tần Schneider đang được nhiều khách hàng ưu tiên lựa chọn tiêu dùng bởi tính năng cũng như mức giá cực kỳ ưu đãi của sản phẩm. Các sản phẩm đang được thị trường ưa chuộng nhất hiện nay bao gồm:

  • Biến tần ATV310 – dòng kinh tế và thông dụng với giá thành cạnh tranh nhất.
  • Biến tần ATV610 – sử dụng chủ yếu trong nhà máy xử lý nước, trạm bơm, hệ thống máy nén, băng tải,…
  • Biến tần ATV320.
  • Biến tần ATV630.
  • Biến tần ATV650.
  • Biến tần ATV930.
  • Biến tần ATV12.
  • Biến tần ATV61 (Hiện đã ngưng sản xuất nhưng quý khách vẫn có thể đặt hàng tại Hợp Long).
  • Biến tần ATV71 (Hiện đã ngưng sản xuất nhưng quý khách vẫn có thể đặt hàng tại Hợp Long).
  • Biến tần ATV312 (Hiện đã ngưng sản xuất nhưng quý khách vẫn có thể đặt hàng tại Hợp Long).
  • Biến tần ATV32 (Hiện đã ngưng sản xuất nhưng quý khách vẫn có thể đặt hàng tại Hợp Long).

Biến tần Schneider ở đâu giá rẻ nhất.

Tin vui cho khách hàng đang mua hàng tại Hợp Long nói chung và những khách hàng mua biến tần Schneider nói riêng. Năm 2017 Hợp Long chính thức là nhà phân phối Schneider Electric tại Việt Nam. Khi mua hàng, quý khách sẽ được cam kết hỗ trợ với mức chiết khấu tốt nhất, dịch vụ tốt nhất, hỗ trợ tốt nhất.

Tại Công ty Hợp Long, chúng tôi còn có những chính sách hỗ trợ đặc biệt cho những đơn hàng lớn, những đơn hàng cạnh tranh và những đơn hàng dành cho dự án.

Để biết thêm chi tiết Quý khách vui lòng liên hệ.

  • Mr Khoa – 098 454 9811 – Chuyên gia cao cấp Schneider Electric Hợp Long.
  • Mr Long – 096 769 7266 – NVKD phụ trách Schneider.

Hoặc qua số Hotline: 1900 6536 (24/7).

Chúng tôi sẵn sàng phục vụ quý khách.

ATV310HU15N4E

1. Các thành phần bên trong 1 biến tần Schneider

Gắn bên trong biến tần Schneider là các bộ phận có chức năng nhận điện áp đầu vào cố định (với tần số cố định) và biến điện áp/tần số đó thành điện áp/tần số biến thiên ba pha để điều khiển tốc độ động cơ.

ATV310HD11N4E

2. Các bộ phận cơ bản của biến tần Schneider

Thông qua quá trình hoạt động của biến tần Schneider, ta có thể rút ra cấu tạo biến tần Schneider gồm mạch chỉnh lưu, mạch một chiều trung gian (DC link), mạch nghịch lưu và phần điều khiển.

Từ đó, ta có thể cụ thể hóa thành 6 bộ phận chính như sau:

a/ Bộ chỉnh lưu

Phần đầu tiên trong quá trình biến điện áp đầu vào thành đầu ra mong muốn cho động cơ là quá trình chỉnh lưu. Điều này đạt được bằng cách sử dụng bộ chỉnh lưu cầu đi-ốt sóng toàn phần. Bộ chỉnh lưu cầu đi-ốt tương tự với các bộ chỉnh lưu thường thấy trong bộ nguồn, trong đó dòng điện xoay chiều một pha được chuyển đổi thành một chiều. Tuy nhiên, cầu đi-ốt được sử dụng trong biến tần Schneider cũng có thể cấu hình đi-ốt bổ sung để cho phép chuyển đổi từ điện xoay chiều ba pha thành điện một chiều. Các đi-ốt chỉ cho phép luồng điện theo một hướng, vì vậy cầu đi-ốt hướng dòng electron của điện năng từ Dòng Xoay chiều (AC) thành Dòng Một chiều (DC).

b/ Tuyến dẫn một chiều

Tuyến dẫn Một chiều là một giàn tụ điện lưu trữ điện áp Một chiều đã chỉnh lưu. Một tụ điện có thể trữ một điện tích lớn, nhưng sắp xếp chúng theo cấu hình Tuyến dẫn Một chiều sẽ làm tăng điện dung. Điện áp đã lưu trữ sẽ được sử dụng trong giai đoạn tiếp theo khi IGBT tạo ra điện năng cho động cơ.

ATV310

c/ IGBT

Thiết bị IGBT được công nhận cho hiệu suất cao và chuyển mạch nhanh. Trong biến tần Schneider, IGBT được bật và tắt theo trình tự để tạo xung với các độ rộng khác nhau từ điện áp Tuyến dẫn Một chiều được trữ trong tụ điện. Bằng cách sử dụng Điều biến Độ rộng Xung hoặc PWM, IGBT có thể được bật và tắt theo trình tự giống với sóng dạng sin được áp dụng trên sóng mang. Trong hình bên dưới, sóng hình tam giác nhiều chấm biểu thị sóng mang và đường tròn biểu thị một phần sóng dạng sin.

d/ Bộ điện kháng xoay chiều

Bộ điện kháng dòng Xoay chiều là cuộn cảm hoặc cuộn dây. Cuộn cảm lưu trữ năng lượng trong từ trường được tạo ra trong cuộn dây và chống thay đổi dòng điện. Bộ điện kháng dòng giúp giảm méo sóng hài, tức là nhiễu trên dòng xoay chiều. Ngoài ra, bộ điện kháng dòng Xoay chiều sẽ giảm mức đỉnh của dòng điện lưới hay nói cách khách là giảm dòng chồng trên Tuyến dẫn Một chiều. Giảm dòng chồng trên Tuyến dẫn Một chiều sẽ cho phép tụ điện chạy mát hơn và do đó sử dụng được lâu hơn. Bộ điện kháng dòng Xoay chiều có thể hoạt động như một bộ hoãn xung để bảo vệ mạch chỉnh lưu đầu vào khỏi nhiễu và xung gây ra do bật và tắt các tải điện cảm khác bằng bộ ngắt mạch hoặc khởi động từ.

e/ Bộ điện kháng một chiều

Bộ điện kháng Một chiều giới hạn tốc độ thay đổi dòng tức thời trên tuyến dẫn Một chiều. Việc giảm tốc độ thay đổi này sẽ cho phép bộ truyền động phát hiện các sự cố tiềm ẩn trước khi xảy ra hỏng hóc và ngắt bộ truyền động ra. Bộ điện kháng Một chiều thường được lắp đặt giữa bộ chỉnh lưu và tụ điện trên các bộ biến tần Schneider 7,5 kW trở lên. Bộ điện kháng Một chiều có thể nhỏ và rẻ hơn Bộ điện kháng Xoay chiều. Bộ điện kháng Một chiều giúp hiện tượng méo sóng hài và dòng chồng không làm hỏng tụ điện, tuy nhiên bộ điện kháng này không cung cấp bất kỳ bảo vệ chống hoãn xung nào cho bộ chỉnh lưu.

f/ Điện trở hãm

Tải có lực quán tính cao và tải thẳng đứng có thể làm tăng tốc động cơ khi động cơ cố chạy chậm hoặc dừng. Hiện tượng tăng tốc động cơ này có thể khiến động cơ hoạt động như một máy phát điện. Khi động cơ tạo ra điện áp, điện áp này sẽ quay trở lại tuyến dẫn Một chiều. Lượng điện thừa này cần phải được xử lý bằng cách nào đó. Điện trở được sử dụng để nhanh chóng “đốt cháy hết” lượng điện thừa này được tạo ra bởi hiện tượng này bằng cách biến lượng điện thừa thành nhiệt. Nếu không có điện trở, mỗi lần hiện tượng tăng tốc này xảy ra, bộ truyền động có thể ngắt do Lỗi Quá áp trên Tuyến dẫn Một chiều.

Xem thêm:

Biến tần ATV310

Biến tần ATV610

 

Theme Settings