Phân loại Contactor khởi động từ Schneider

Thiết bị Contactor Schneider hay còn được gọi là Khởi động từ Schneider được sử dụng để đóng cắt và điều khiển, bảo vệ động cơ (có tích hợp thêm relay nhiệt), các phụ tải. Nó tác động trực tiếp và từ xa hoặc kết nối với các mạch điều khiển phụ tải tự động. Khởi động từ Schneider cho phép điều khiển phụ tải với điện áp định mức lên đến 500V và dòng định mức 780A.

Phân loại Contactor Schneider
Có thể phân loại Contactor Schneider theo một số cách sau:

•    Phân loại theo số tiếp điểm I/O chính và phụ
•    Theo nguồn dòng điều khiển và hoạt động: Dòng xoay chiều AC( 1 pha hoặc 3 pha), dòng 1 chiều DC
•    Contactor Schneider được phân theo nguyên lý điều khiển chuyển động: Bằng lực hút điện từ, bằng khí nén hoặc thủy lực

Contactor khoi dong tu Schneider


Cách lựa chọn Contactor Schneider cho phụ tải
Ngoài các thông số điện áp định mức, , nguồn dòng cuộn coil, Icu,  Uimp phụ thuộc vào hệ thống, khi chọn Contactor Schneider theo công suất (KW) được ghi trên động cơ, hoặc chọn theo dòng tính toán.
•    Ict = Idm x Kkđ ( Ict: dòng định mức contactor, Idm: dòng định mức phụ tải, Kkđ: hệ số khởi động chọn từ 1,2-1,5)

Bảng chọn Contactor Schneider 
Contactor Schneider loại LC1E
•    Contactor Schneider loại Easypact TVS (khởi động từ Easypact TVS) dùng điều khiển động cơ
•    Công suất từ 1.1…375kW
•    Tích hợp 1 tiếp điểm phụ loại NO hoặc NC hay cả 2
•    Cuộn coil có điện áp điều khiển AC 24, 48, 110, 220, 380, 415, 440V 50/60Hz
•    Khởi động từ Schneider  có đầu nối dây kiểu bắt vít.
•    Lắp đặt trên dil rail hoặc bắt vít.

Contactor-Schneider-LC1E


Contactor Schneider loại LC1D
•    Khởi động từ Schneider loại LC1D điều khiển động cơ.
•    Công suất từ 4…75kW
•    Tích hợp 1 tiếp điểm phụ loại NO và NC
•    Đối với loại có công suất từ 9 đến 38A, contactor Schneider loại LC1D khả năng cho phép đóng cắt lên đến 20 triệu lần.
•    Cuộn coil có điện áp điều khiển AC: 24, 42, 48, 110, 115, 220, 380, 415, 440, 500V 50/60Hz. Điện áp DC: 12, 24, 36, 48, 60, 72, 110, 125, 220, 250, 400V, có bộ lọc nhiễu
•    Cuộn coil có thể thay thế được
•    Có bộ mặt che chống bụi và chống tiếp xúc
•    Lắp đặt trên dil rail hoặc bắt vít

Contactor-Schneider-LC1D


Contactor Schneider loại LC1F
•    Contactor Schneider (Techmecanique) loại LC1F (khởi động từ loại LC1F)  điều khiển động cơ có công suất lên tới 450kW, tải AC-3
•    Công suất từ 30…450kW
•    Khả năng cho phép đóng cắt lên đến 20 triệu lần đối với loại có công suất từ 115 đến 780A
•    Lắp đặt trên dil rail hoặc bắt vít
•    Cuộn coil có điện áp điều khiển AC 24, 48, 110, 115, 120, 208, 220, 230, 240, 380, 415, 440V 50/60Hz. Điện áp DC 24, 48, 110, 125, 220, 230, 250, 400, 440V
•    Cuộn coil có thể thay thế được

Contactor-Schneider-LC1F


Contactor Schneider loại TesSys K
•    Contactor Schneider loại K dùng điều khiển động cơ.
•    Công suất từ 0.06…5.5kW
•    Cuộn coil có điện áp điều khiển AC 24, 48, 110V 50/60Hz, điện áp DC 12, 24, 48, 110, 220V
•    Khởi động tử Schneider loại K được tích hợp 1 tiếp điểm phụ loại NO hoặc NC
•    Lắp đặt trên dil rail hoặc bắt vít
•    Đầu nối dây kiểu bắt vít.

Contactor-Schneider-K


Những thông số cơ bản khi lựa chọn Contactor khởi động từ Schneider

Cần chú ý đến một số thông số sau:
•    Điện áp định mức Uđm: điện áp hoạt động của contactor
•    Dòng định mức In: dòng khi contactor hoạt động ở chế độ định mức (tải định mức và điện áp định mức)

•    Contactor khởi động từ Schneider nguồn điều khiển cuộn coil: AC hoặc DC
•    Dòng điện ngắn mạch  Icu: là dòng tiếp điểm contactor chịu đựng khi phụ tải ngắn mạch trong 1s, 3s.

•    Điện áp xung chịu đựng Uimp

•    Tuổi thọ contactor Schneider: Số lần đóng cắt khởi động từ thực hiện. Sau số lần đó, các kết cấu cơ khí cũng như tiếp điểm không còn chính xác nên không dùng được nữa.
•    Tần số đóng cắt: Số lần đóng cắt Contactor trong một giờ: 30, 100, 120, 180, 300,600, 1200, 1500 lần/giờ.

Theme Settings