Tụ bù hạ thế Schneider được thiết kế với dạng trụ tròn, hình dáng nhỏ gọn, dung lượng lớn từ 10 đến 50 Kvar/cell. Nó có khả năng chịu dòng xung lớn gấp 200 lần so với dòng định mức, điện áp đánh thủng gấp 1.8 lần định mức và tuổi thọ cao lên tới 100.000 – 130.000 giờ.
Phân dòng tụ bù Schneider
Hãng Schneider phát triển dòng sản phẩm theo 2 dòng sản phẩm chính đó là : dòng kinh tế Capacitor Easy Can và dòng chất lượng cao Varplus Can. Chúng ta cùng đi tìm hiểu kỹ hơn về từng dòng sản phẩm này qua bài viết dưới đây:
Dòng tụ bù Schneider kinh tế Capacitor Easy Can
Đặc điểm chung của dòng kinh tế Capacitor Easy Can
Thiết kế theo tiêu chuẩn IEC 60831-1/2
Dung lượng từ 1 đến 30Kvar
Điện áp định mức: 440V
Dòng xung chịu đựng: gấp 200 lần Uđm
Khả năng quá áp: 1.1 lần Uđm
Khả năng quá tải: 1.5 lần Iđm
Độ bền: 100.000 giờ
Kiểu lắp đặt: đứng
Thông số kỹ thuật các mã sản phẩm của tụ điện Easy Can
Mã sản phẩm tụ bù hạ thế |
Điện áp |
Dung lượng |
BLRCS100A120B44 Easycan 10 Kvar |
440V |
10 Kvar |
BLRCS150A180B44 Easycan 15 Kvar |
440V |
15 Kvar |
BLRCS200A240B44 Easycan 20 Kvar |
440V |
20 Kvar |
BLRCS250A300B44 Easycan 25 Kvar |
440V |
25 Kvar |
BLRCS303A364B44 Easycan 30.3 Kvar |
440V |
30 Kvar |
Dòng tụ bù Schneider chất lượng cao Varplus Can
Đặc điểm chung dòng tụ bù Schneider chất lượng cao Varplus Can
Thiết kế theo tiêu chuẩn IEC 60831-1/2
Dung lượng từ 1 đến 50Kvar
Điện áp định mức: 440V
Dòng xung chịu đựng: gấp 250 lần Uđm
Khả năng quá áp: 1.1 lần Uđm
Khả năng quá tải: 1.8 lần Iđm
Độ bền: 130.000 giờ
Kiểu lắp đặt đứng hoặc ngang
Thông số kỹ thuật các mã sản phẩm của tụ điện Varplus Can
Mã sản phẩm tụ bù hạ thế |
Điện áp |
Dung lượng |
BLRCH100A120B44 Varplus Can 10 Kvar |
440V |
10 Kvar |
BLRCH150A180B44 Varplus Can 15 Kvar |
440V |
15 Kvar |
BLRCH200A240B44 Varplus Can 20 Kvar |
440V |
20 Kvar |
BLRCH250A300B44 Varplus Can 25 Kvar |
440V |
25 Kvar |
BLRCH303A000B44 Varplus Can 30.3 Kvar |
440V |
30.3 Kvar |
BLRCH400A480B44 Varplus Can 40 Kvar |
440V |
40 Kvar |
BLRCH500A000B44 Varplus Can 50 Kvar |
440V |
50 Kvar |
Tại sao phải lắp tụ bù hạ thế Schneider ? và lợi ích của việc lắp tụ bù hạ thế Schneider mang lại?
Sau đây chúng ta không bàn luận nhiều sâu về phương diện kỹ thuật, mà chúng ta tạm hiểu hệ số cos phi của hệ thống điện ở trong nhà máy phải đạt trên 0.85 là theo qui tắc của ngành điện lực. Còn việc mà lắp đặt tụ bù hạ thế Schneider sẽ mang lại lợi ích thế nào cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này:
Vấn đề đặt ra là nên lắp tụ bù công suất phản kháng hay là trả tiền cho bên điện lực?
Tiền phạt ở đây thực chất là số tiền mua điện năng phản kháng. Và hiện giờ đồng hồ thế hệ mới mà điện lực lắp đặt cho nhiều nhà máy hiển thị 3 loại công suất đó là công suất thực P (Kw), loại công suất phản kháng Q (Kvar), và công suất biểu kiến S (KVA). Với những hộ gia đình thì tính tiền trên công suất P (KWh), doanh nghiệp tính theo Q (Kvar) do sản lượng tiêu thụ lớn.
Vậy có 2 cách để trả tiền cho phần sử dụng công suất này:
Thứ 1: Trả tiền trực tiếp cho bên điện lực, và tiền này thường được gọi là “tiền phạt
Thứ 2: Lắp đặt tụ bù công suất tại chỗ có bản chất của tụ bù giống như một máy phát điện, nó phát công suất phản kháng Q.
Khi nào thì nên lắp tụ bù Schneider?
Theo qui định của bên điện lực khi mà hệ thống tiêu thụ của bạn có cos phi <=0.85 thì lượng Q tiêu thụ bắt đầu được tính tiền.
Bù công suất phản kháng giảm tổn hao công suất
Đây là việc giảm tổn thất công suất trên đường dây truyền tải.
Ta thấy rằng phần tổn hao công suất do 2 thành phần tạo ra.
Thành phần do công suất tác dụng thì ta không thể giảm, nhưng thành phần do công suất phản kháng thì ta hoàn toàn có thể giảm được. Kết quả là giảm tổn hao công suất phản kháng dẫn đến giảm tổn thất công suất biểu kiến. Nói nôm na ra là giảm tiền điện. Vậy trường hợp này tụ bù phát huy tác dụng như khi nào? Khi đường dây của chúng ta kéo quá xa. Công tơ nhà nước lại tính ở đầu trạm. Trường hợp này ta nên bù gần như tối đa 0.95 để giảm tổn thất điện năng.
Bù công suất phản kháng giảm sụt áp
Giảm tổn thất điện áp trên đường dây truyền tải :
Việc tổn thất điện áp do 2 thành phần tạo ra là công suất tác dụng và công suất phản kháng .
Bù công suất phản kháng tăng khả năng mang tải của dây
Khi dòng điện chạy ở trên đường dây gồm 2 thành phần đó là tác dụng và phản kháng. Nếu như ta bù ở cuối đường dây thì các dòng phản kháng sẽ bớt. Vậy ta có thể cho phép đường dây tải thêm dòng tác dụng.
Bù công suất phản kháng sẽ tăng công suất thực của máy biến áp
Từ S=U*I ta thấy rằng dung lượng máy biến áp gồm 2 phần P và Q. Nếu ta bù tốt thì S gần như bằng P . Dẫn đến điều này cho phép máy biến áp tăng thêm tải.