Để đóng cắt cuộn dây điều khiển của máy cắt điện, aptomat, contactor người ta thường dùng đến rơle trung gian Schneider và các loại relay trung gian khác. Ngoài ra, loại rơ le này có thể thực hiện các chức năng trung gian khác nữa. Vì vậy, nó được thiết kế với nhiều tiếp điểm gồm tiếp điểm đóng và tiếp điểm mở.
Rơle trung gian Schneider là gì?
Có thể hiểu rơle trung gian Schneider thực chất là một dạng nam châm điện, được gắn thêm hệ thống tiếp điểm. Nó là thiết bị relay điện từ có kích thước nhỏ, thực hiện nhiệm vụ khuếch đại hoặc chuyển mạch tín hiệu điều khiển.
Thiết bị này thường được lắp đặt tại vị trí trung gian trong sơ đồ điều khiển, rơle trung gian Schneider nằm giữa các thiết bị điều khiển có công suất nhỏ và công suất lớn.
Rơle trung gian còn có tên gọi khác là relay kiếng – một công tắc chuyển đổi được vận hành bằng điện. Relay có hai trạng thái ON – OFF, nó ở trạng thái nào tùy thuộc vào việc có dòng điện chạy qua hay không.
Các loại rơle trung gian Schneider
Chủ yếu là những loại relay trung gian Schneider sau:
– Rơ le trung gian 12v
– Rơle 220v
– Rơle trung gian 8 chân
– Rơ le 14 chân
Cấu tạo của rơle trung gian Schneider
Để sử dụng rơle trung gian Schneider một cách thích hợp, cần phải tìm hiểu và nắm được các thông tin cơ bản về cấu tạo và nguyên lý vận hành thiết bị.
Thiết kế của rơ le trung gian Schneider bao gồm:
- Lõi thép động.
- Lõi thép tĩnh
- Cuộn dây
Cuộn dây ở bên trong rơle có thể là cuộn điện áp hoặc cuộn cường độ, hoặc có thể là cả cuộn cường độ và điện áp. Phần lõi thép động được định vị bằng một vít điều chính, đồng thời nó cũng được găng bởi chiếc lò xo. Hệ thống tiếp điểm gồm có tiếp điểm thuận – tiếp điểm nghịch.
Nguyên lý hoạt động rơle trung gian Schneider
- Từ trường hút được tạo ra khi có dòng điện chạy qua rơ le, làm dòng điện chạy qua cuộn dây bên trong. Các tiếp điểm điện sẽ đóng hoặc mở nhờ có từ trường hút này tác động lên một đòn bẩy bên trong. Như thế, rơle trung gian sẽ bị thay đổi trạng thái. Tùy thuộc vào thiết kế, số tiếp điểm điện bị thay đổi có thể là 1 hoặc nhiều hơn.
- Mỗi relay có 2 mạch độc lập nhau về họạt động.
+ Một mạch thực hiện việc điều khiển cuộn dây của rơle. Có cho dòng chạy qua cuộn dây hay không. Hay có nghĩa là điều khiển rơle ở trạng thái ON hay OFF.
+ Một mạch điều khiển dòng điện cần kiểm soát có qua được rơle hay không, dựa vào trạng thái ON hoặc OFF của rơle.
Các công dụng rơle trung gian Schneider
Rơ le trung gian có công dụng làm nhiệm vụ "trung gian" chuyển tiếp mạch điện cho một thiết bị khác. Thí dụ như bộ bảo vệ tủ lạnh, khi điện yếu thì relay sẽ ngắt điện, không cho tủ làm việc. Còn khi điện khoẻ thì nó lại cấp điện lại bình thường. Trong bộ nạp ắc quy của xe máy và ô tô, khi máy phát điện đủ khoẻ thì relay này sẽ đóng mạch nạp cho ác quy..
Những ứng dụng chính của relay trung gian Schneider
Thiết bị relay trung gian Schneider có khá nhiều lượng tiếp điểm. Thường có khoảng 4 tới 6 tiếp điểm có thể vừa mở và đóng. Vì vậy, trong trường hợp relay chính không bảo đảm về khả năng đóng ngắt, số lượng tiếp điểm thì loại rơle này thường hay được dùng để truyền tín hiệu. Hoặc trong sơ đồ mạch điện, có thể sử dụng rơ le trung gian để chia tín hiệu đến nhiều bộ phận khác từ một rơ le chính.
Với các bảng mạch điểu khiển dùng các linh kiện điện tử, dòng rơ le trung gian Schneider cũng có thể được dùng để truyền tín hiệu cho bộ phận mạch phía sau. Nó thực hiện bằng cách làm phần tử đầu ra. Hơn nữa, rơ le cũng có thể cách ly được điện áp khác nhau. Giữa phần chấp hành thường là điện xoay chiều, điện áp lớn (220V – 380V) với phần điều khiển ( thường là điện áp một chiều, điện áp thấp từ 9V đến 24V).
Với các thông tin được chia sẻ trong bài viết, hy vọng giúp được người sử dụng hiểu rõ hơn rơle trung gian Schneider là gì và nó có cấu tạo cũng như nguyên lý hoạt động như thế nào