Nguyên lý hoạt động thiết bị chống sét lan truyền Schneider

Việc trang bị hệ thống thiết bị chống sét làn truyền Schneider cho các công trình, tòa nhà là vô cùng cần thiết. Nó đảm bảo an toàn cho hệ thống điện, thiết bị điện, điện từ và đặc biệt là con người trước hiện tượng thiên nhiên sét. Bởi sét có sức tàn phá mạnh mẽ với các công trình, thiết bị điện và nguy hiểm cho con người.

Thiết bị chống sét lan truyền Schneider là gì?

Đây là thiết bị có tác dụng ngăn ngừa hiện tượng quá tải nguồn điện; nó phát hiện ra các tín hiệu quá tải và ngăn ngừa để bảo vệ thiết bị điện tránh gặp phải những trường hợp hỏng hóc do sét gây ra.

thiet bị chong set schneider

Cấu tạo của thiết bị chống sét lan truyền Schneider

Nhiều bộ phận khác nhau được gộp thành để cấu tạo nên thiết bị chống sét lan truyền Schneider. Mỗi bộ phận có nguyên lý làm việc riêng biệt từ đó tạo nên cả một hệ thống vận hành hiệu quả.

Thiết bị có bộ lọc sét được sử dụng cùng thiết bị chống sét lan truyền để thực hiện tốt  tính năng chống sét lan truyền. Khi đó sau khi cắt sét, trên thiết bị điện phần xung sét ứ đọng sẽ bị tiêu hao.

Phụ thuộc vào cấu tạo của bộ lọc mà thiết bị chống sét lan truyền Schneider được chia thành các nhóm chánh sau đây:

  • Loại không có bộ lọc ( tên gọi khác làthiết bị cắt sét):  được mắc song song với hệ thống điện cần bảo vệ.
  • Loại có bộ lọc thông thấp LC
  • Loại có bộ lọc: sử dụng 2 thiết bị lọc EMI/RFI  để bảo vệ quá tải và quá áp cho hệ thống điện công nghiệp.

Nguyên lý hoạt động của thiết bị chống sét lan truyền Schneider như thế nào?

Thiết bị chống sét lan truyền Schneider hoạt động dựa trên nguyên lý mạch bảo vệ. Nó sẽ ngay lập tức thực hiện chức năng chống sét khi có sét đánh vào hệ thống. Nhờ có bộ lọc nên xung nhiễu của sét đánh lên thiết bị điện sẽ bị triệt tiêu. Bảo vệ quá áp và quá tải cho đường dây điện không bị xảy ra sự cố chập cháy.

Để lựa chọn chế độ bảo vệ cho thiết bị chống sét lan truyền loại 2 modes, 3 modes, 4 modes, 7 modes, 10 modes thì dựa vào nguồn điện 2 pha hoặc 3 pha.

nguyen ly hoat dong thiet bi chong set Schneider

Thiết bị chống sét lan truyền của hãng Schneider được sản xuất với các công nghệ bảo vệ hệ thống điện vô cùng hiệu quả như: 

  • Công nghệ cầu chì nhiệt.
  • Công nghệ bảo vệ các mode.
  • Công nghệ tản nhiệt trên board để bảo đảm cho việc cắt xung sét được diễn ra an toàn, loại bỏ tình trạng xung sét hiệu quả. Tránh để gây ra tình trạng hệ thống điện bị quá áp hoặc quá tải.

Ngoài ra, thiết bị chống sét lan truyền Schneider còn áp dụng công nghệ nắn sóng sine cao cấp. Công nghệ này giúp ngăn không cho sét làm tác động tới mọi hoạt động của thiết bị điện. Đồng thời, sóng sine được đảm bảo ổn định, nguồn điện được hoạt động tốt dù ở mọi chế độ.

Những lưu ý khi lắp đặt thiết bị chống sét lan truyền Schneider

Để tối ưu hóa việc đầu tư hệ thống bảo vệ chống sét, khi xác định vị trí để lắp đặt cần lưu ý những điều sau:

Tầng cắt sét sơ cấp: Để bảo vệ toàn bộ hệ thống thiết bị cơ trong nhà lắp, cần phải lắp đặt tại ngõ đầu vào công trình. Khi bị sét trực tiếp đánh vào, nó được đánh giá là thiết bị đóng vai trò quan trọng nhất, có khả năng cắt sét lớn nhất. Với khả năng cắt sét đạt yêu cầu là khi lớn hơn hoặc bằng 100 kA. 

Tầng cắt sét thứ cấp: có thể làm giảm điện áp dư, được áp dụng để chọn lựa thiết bị ở các nhánh tủ phân phối. Nó có chức năng bảo vệ thiết bị mạch nhánh từ xung đột biến sinh ra trong nội bộ mạch từ chính các thiết bị trong mạch: thiết bị đóng cắt, gây nhiễu xung (chiếm 70 – 80 % mức độ gây hại cho thiết bị điện, điện tử nhạy cảm. 

Mạch thiết bị điện gây nhiễu: Để tránh trường hợp nhiễu điện cấp ngược trở lại, làm cho các thiết bị ở mạch khác bị hỏng hóc, cần bảo vệ biến tần và thiết bị điện công nghiệp.

Điện áp dư của thiết bị chống sét: Sau khi đã chịu xung sét và xung đột biến thì đây là điện áp còn lại và càng nhỏ thì càng tốt.

Vị trí của thiết bị điện tử: Cần đặt các thiết bị nhạy cảm ở vị trí cách xa thiết bị chống sét tương đương 9m. Đối với các công trình đòi hỏi yêu cầu chống sét cao, có thể lắp thêm thiết bị chống sét bổ sung để bảo vệ “ngõ vào điểm sử dụng”.

lưu y khi lap dat thiet bi chong set

Một số thông số kỹ thuật của thiết bị chống sét lan truyền Schneider

  • Loại cực: 3 + N / PE
  • Danh nghĩa xả đột biến hiện nay (8/20) (kA): 20
  • Max. điện áp liên tục
  • AC (V): 340
  • AC điện áp danh định (V): 400
  • Cấu hình hệ thông: TT
  • Phương pháp lắp: DIN rail (trên đường sắt mũ) 35 mm
  • DIN kích cỡ: 8 khoảng cách modular
  • Với tín hiệu liên lạc từ xa: Không
  • Tín hiệu vào thiết bị: Thị giác

 Ưu điểm của thiết bị chống sét lan truyền Schneider

– Thiết bị chống sét lan truyền có thiết kế nhỏ gọn và dễ dàng lắp đặt.

– Cắt xung sét và giảm nhiễu sét hiệu quả

– Bảo vệ an toàn cho các thiết bị điện

– Hệ thống cảnh báo bằng đèn tín hiệu

– Chi phí đầu tư thấp.

Như vậy việc trang bị các hệ thống thiết bị chống sét Schneider là vô cùng cần thiết đối với mọi công trình để đảm bảo an toàn cho hệ thống điện và con người.

Theme Settings