Với nhu cầu sử dụng thiết bị điện của các gia đình hay công trình ngày càng nhiều hơn, chính vì vậy mà rất nhiều người đang phải lo lắng về độ an toàn của thiết bị trong khi sử dụng. Để tránh được những đáng tiếc không may các bạn nên có kiến thức cơ bản về ELCB Schneider một thiết bị điện dạng chống giật. Vậy ELCB Schneider là gì? nguyên lý hoạt động và cấu tạo của ELCB Schneider thế nào? Cùng chúng tôi đi tìm hiểu kỹ hơn về sản phẩm này:
ELCB Schneider là gì?
ELCB là tên viết tắt của từ tiếng anh – Earth Leakage Circuit Breaker. ELCB Schneider hay còn được gọi với một tên khác là aptomat chống giật thông minh. ELCB Schneider được sử dụng để giúp cắt nguồn điện khi mà phát hiện dòng điện rò rỉ xuống đất. ELCB Schneider giúp bảo vệ an toàn cho người dùng, ngắt điện tự động ở mạch điện phía sau và bảo vệ an toàn cho các thiết bị điện ở trong gia đình.
Cấu tạo của ELCB Schneider
ELCB Schneider có cấu tạo giống như một CB thông thường. Nhưng ELCB Schneider được thiết kế có thêm mạch điện đi qua nó về phía của thiết bị tiêu thụ điện. ELCB Schneider vận hành dựa vào sự so sánh về dòng điện theo chiều đi với chiều về trong một chu kì. Nếu như có xuất hiện sự chênh lệch giữa các dòng điện đi và các dòng điện về thì ELCB Schneider so sánh được mức độ dò dòng đối với ngưỡng cho phép.
Nguyên lý ELCB Schneider
– Đối với Aptomat một pha : cho 2 dây mát và lửa qua 1 biến dòng có lõi sắt hình xuyến tên ZTC – Zero cureent transformer, nó là 1 cái biến thế lõi xuyến thông thường với cuộn sơ cấp 1 vòng dây đây chính là 2 dây mát và lửa đi qua tâm biến thế, cuộn thứ cấp vài chục vòng dây, biến thế này to tương đương bằng chiếc nhẫn cưới. Như vậy chúng ta đã biết, dòng điện đi ra ở dây nóng và về ở dây mát, ngược lại thì ra mát về nóng. Nó là ngược chiều nhau, nghĩa là từ trường biến thiên chúng sẽ sinh ra trong lõi sắt của biến dòng là ngược chiều nhau, nếu như 2 dòng điện này bằng nhau, thì 2 từ trường biến thiên sẽ triệt tiêu nhau làm cho điện áp ra của cuộn thứ cấp biến dòng bằng 0. Nếu như điện áp qua 2 dây bị dò, thì dòng điện trên 2 dây khác nhau, hai từ trường biến thiên sinh ra ở trong lõi sắt khác nhau sẽ làm xuất hiện dòng điện cảm ứng ở trên cuộn thứ cấp của biến dòng, đối với dòng điện này thì được đưa vào ic để kiểm tra xem có lớn hơn với dòng dò an toàn không? Nếu như mà lớn hơn ví dụ là 15 mA thì Ic sẽ được cấp điện cho triac cấp điện cho cuộn hút của Aptomat.
– Đối với Aptomat ba pha : Loại Aptomat 3 pha này sẽ có hoạt động tương tự như ở trên với 3 dây pha đi qua 1 tâm biến dòng.
Các thông số của ELCB Schneider
_ Dòng điện có 2 dòng điện cần phải quan tâm đến là dòng cho tải và dòng rò, đối với dòng tải là 15A, 20A, 30A, 50A còn dòng rò là 15mA loại này rất ít và đa phần là 30mA.
_ Điện áp làm việc là 100V~, 220V~, 380V~. Dòng Aptomat chống giật chỉ làm việc đối với điện áp xoay chiều và át 220V có thể làm việc tốt đối với 100V nhưng mà điện áp100v không thể làm việc ở 220V
_ Thời gian tác động sau khi mà dòng rò quá mức an toàn, thì Aptomat sẽ tự ngắt sau một thời gian 0.003 giây.
Một vài chức năng đi kèm khác như Aptomat chống giật có thể được tích hợp đối với át chống ngắn mạch thông thường và có bộ phận dập hồ quang. Nếu như dùng át này, thì các bạn không cần mắc thêm vào Aptomat thường nữa các loại này ít. Ở trên thị trường đa số toàn là át chống giật không có chức năng bảo vệ việc quá dòng.
Một vài ứng dụng của Aptomat chống giật để chống dò dòng, bảo vệ người bị điện giật, hay chống sấm chớp, mắc ở các bình nước nóng dùng điện, mắc ở những nơi mà cần có độ an toàn về điện cao, hay những nơi dễ bị dò điện.
Hình dáng bề ngoài của Aptomat chống giật có hình dáng giống át thường kích thước bằng hoặc to hơn 1 chút. Ngoài nút gạt on off, thì át chống giật còn có thêm 1 nút test ở bên cạnh để kiểm tra xem Aptomat có làm việc tốt hay không, ở trên mặt aptmat có ghi rõ các thông số như điện áp, dòng tải, hay thời gian tác động và dòng dò quan trọng nhất là 15mA hay 30mA.
Đây là các lưu ý khí sử dụng: bạn không nên dùng Aptomat ở nơi ẩm ướt, nếu là bình nước nóng thì nên được đặt ở ngoài nhà tắm và phải test trước khi dùng. Test thử ít nhất 1 tháng 1 lần. Khi mắc aptomat chống giật, phía trên át là điện vào và phía dưới là điện áp ra tải, nếu như đấu ngược sẽ chết aptomat ngay khi mà có dòng.