relay nhiet schneider

Cấu tạo – nguyên lý làm việc của Relay nhiệt Schneider

Rơ le nhiệt nói chung và relay nhiệt Schneider là những khí cụ quen thuộc trong lĩnh vực thiết bị điện công nghiệp. Thiết bị này được dùng để bảo vệ quá tải cho các thiết bị điện và hạn chế xảy ra các sự cố với thiết bị điện

Khái nhiệm Relay nhiệt Schneider là gì?

Relay nhiệt Schneider là thiết bị đóng cắt có thể tự động đóng cắt các tiếp điểm dựa trên nguyên lý co dãn vì nhiệt của các thanh kim loại.

Rơle nhiệt thường dùng để bảo vệ quá tải cho các thiết bị điện. Trong công nghiệp, rơle nhiệt được lắp kèm với khởi động từ (contactor). Do relay nhiệt cần phải có quá trình khoảng vài giây đến vài phút mới tác động. Vì vậykhông thể sử dụng rơ le nhiệt để bảo vệ ngắn mạch cho động cơ và thiết bị được

Cấu tạo của relay nhiệt Schneider

Cấu tạo rơ le nhiệt  gồm có các chi tiết bộ phận chính: Đòn bẩy , tiếp điểm thường đóng, tiếp điểm thường mở  thanh lưỡng kim, dây đốt nóng, cần gạt, nút phục hồi

 

cau tao relay nhiet schneider

Thiết bị đóng cắt rơle nhiệt có cấu tạo cơ bản gồm 2 phiến kim loại mỏng, hệ số dãn nở khác nhau. Chúng được ghép với nhau bằng cách hàn hoặc cán nóng. Thanh lưỡng kim sẽ bị đôt nóng và co dãn khi dòng điện định mức chạy qua tiếp điểm hở đã vượt qua định hạn cho phép. Khi đó, thanh lưỡng kim sẽ co dãn và tạo thành khoảng hở cắt tiếp điểm. Lúc này có thể sử dụng tiếp điểm để cắt trực tiếp mạch điện, hoặc qua một trung gian.

Các dòng Relay nhiệt Schneider phổ biến

Relay nhiêt schneider (Techmecanique) được sản xuất với các dòng sử dụng cho contactor loại K, F và LRD

  • Relay nhiệt Schneider dùng cho contactor loại LRD

    • Có dãy công suất từ 0.1… 140A
    • Có nút chỉnh định dòng, nút dùng khẩn cấp, nút reset,
    • Rowle được kết nối với contactor loại LRD bằng ngàm và vít, lắp đặt bằng thanh ray hoặc vít, đầu nối dây bằng ốc vít.
  • Relay nhiệt Schneider dùng cho contactor loại F

    • Có dãy công suất từ 30… 630A, c
    • Có nút chỉnh định dòng, nút dùng khẩn cấp, nút reset,
    • Rơ le loại này được kết nối với contactor loại F bằng đai ốc, đầu nối dây bằng ốc vít, lắp đặt bằng thanh ray hoặc vít.
  • Relay nhiệt Schneider dùng cho contactor loại K

    • Có dãy công suất từ 0.11… 16A
    • Có nút chỉnh định dòng, nút dùng khẩn cấp, nút reset,
    • Rơ le được kết nối với contactor loại K bằng ngàm và ốc vít, đầu nối dây bằng ốc vít.

Nguyên lý làm việc relay nhiệt Schneider như thế nào?

Phiến kim loại tác động trực tiếp tới nguyên lý hoạt động của relay nhiệt. Trong cấu tạo của rơle nhiệt, nó cũng chính là bộ phận quan trọng nhất. Có 2 tấm kim loai được ghép vào với nhau. Một tấm có hệ số dãn nở thấp, tấm kia có hệ số dãn nở cao, hai tấm kết hợp lại với nhau thành phiến kim loại kép. Dùng cách hàn hoặc cán nóng để ghép hai tấm kim loại này vào với nhau. Khi nhiệt tác động, dòng I của phiến kim loại có hệ số dãn nở lớn uốn về phía tấm kim loại có hệ số dãn nở nhỏ.

Phiến kim loại có độ uốn lớn thì càng mỏng và chiều dài càng lớn. Phiến kim loại có độ uốn nhỏ tuy ngắn về độ dài nhưng độ dày cũng tăng lên đáng kể. Khi đó, dây điện có thể cho đi bao quanh hoặc đi qua trực tiếp.

nguyen ly lam viec relay nhiet

Các ký hiệu Rơ le nhiệt có ý nghĩa gì?

Có thể nhìn thấy trên rơ le nhiệt có các ký hiệu: NO, NC và COM..

+ NO (Normally Open): Khi Relay ở trạng thái ON tức là có dòng chạy qua cuộn dây, chân COM sẽ được nối với chân này.

+ COM (common): là chân chung, nó luôn được kết nối với một trong hai chân còn lại. Phụ thuộc vào trạng thái hoạt động của Relay mà COM sẽ kết nối chung với chân nào.

+ NC (Normally Closed): Bình thường nó đóng. Tức là khi Relay ở trạng thái OFF, chân COM sẽ nối với chân NC
Kết nối COM và NC khi muốn có dòng điện cần điều khiển, khi Relay ở trạng thái OFF. Và khi Relay ON thì dòng này bị ngắt. Ngược lại thì nối COM và NO.

Công dụng của relay nhiệt Schneider

Thiết bị relay nhiệt Schneider được lắp đặt trong hệ thống điện tại các công trình. Rơ le nhiệt sẽ thực hiện nhiệm vụ tự động đóng cắt tiếp điểm khi các tấm kim loại giãn nở do tác động của nhiệt lên các thanh kim loại.

Loại relay nhiệt có mức điện áp xoay chiều 500V và mức tần số 50Hz được dùng chủ yếu cho hệ thống điện công nghiệp.

Có loại relay nhiệt mới dòng định mức lên đến 150A, điện áp một chiều 440V. Relay nhiệt thường được sử dụng kết hợp với contactor.

Relay nhiệt có một điểm hạn chế duy nhất là khi có tác động từ dòng điện, nó sẽ không hoạt động một cách tức thời theo trị số dòng điện bởi theo quán tính nhiệt thì nó cần phải có thời gian để phát nóng. Thời gian phát nóng, làm việc của rowle nhiệt từ vài giây đến vài phút. Vì vậy, rơle không được dùng để bảo vệ ngắn mạch. Phải lắp đặt thêm cầu chì mới bảo vệ ngắn mạch.

công dung relay nhiet schneider


Cách lựa chọn relay nhiệt chuẩn

Rơ le nhiệt có đặc tính cơ bản là mối quan hệ qua lại giữa dòng điện phụ tải chạy qua và đặc tính thời gian

Để chọn relay nhiệt đúng cần chọn Rơle sao cho đường đặc tính A – s của rơ le nằm gần sát đường đặc tính A – s của đối tượng cần bảo vệ. Chọn thấp quá sẽ không tận dụng được công suất của động cơ điện. Còn chọn cao quá sẽ làm giảm đi tuổi thọ của thiết bị cần bảo vệ.

Thông qua những chia sẻ trên,  hy vọng giúp cho mọi người có thể lựa chọn được loại Relay nhiệt Schneider phù hợp nhất với các nhu cầu sử dụng. 

Theme Settings